top of page

Learn about your rights as a worker in Japan 

Tài liệu này sẽ giới thiệu một cách đơn giản về những quyền lợi của người lao động được pháp luật Nhật bản bảo vệ. Nếu cảm thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo ở nơi làm việc, các bạn hãy liên lạc với bộ phận tư vấn có ghi ở trang sau của cuốn tài liệu.

1. Hợp đồng lao động

koyō keiyakusho

​ 

  • Hãy xác nhận rõ nội dung của hợp đồng trước khi đặt bút ký tên

  • Lưu giữ hợp đồng cẩn thận

Bản hợp đồng sẽ phải ghi rõ về điều kiện lao động ( như tiền lương, giờ làm, điều kiện làm việc). Và nên xem qua bản Quy định về làm việc của công ty. Hợp đồng là bản thỏa thuận nêu rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Chủ sử dụng lao động phải đưa cho người lao động văn bản chi tiết về điều kiện lao động khi họ bắt đầu công việc mới.

 

Các công ty được yêu cầu giao bản hợp đồng có kèm ngôn ngữ của người lao động trong khả năng có thể. Nếu hợp đồng và bản Quy định làm việc của công ty không có bản dịch, hãy xác nhận lại nội dung với người biết tiếng Nhật.

2 Tiền lương

kyūryō / kyūryō

  • Lương đã được trả ngang hoặc trên với mức lương tối thiểu của vùng chưa?

  • Lương có được trả trực tiếp và trả mỗi tháng 1 lần không?

Tiền lương phải được trả trực tiếp cho người lao động ( bằng phương thức trả tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng). Tiền lương phải được trả vào ngày cố định theo hợp động và trả ít nhất mỗi tháng một lần.

Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất mà chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động, được tính bằng lương giờ. Tùy vào mỗi tỉnh và ngành sản xuất mà mức lương tối thiếu của mỗi vùng khác nhau. Trường hợp lương tối thiểu của vùng và lương tối thiểu của ngành có sự chênh lệch, thì phải trả theo mức lương tối thiểu cao hơn.


Từ thời điểm tháng 10/2023, mức lương tối thiểu của tỉnh Okayama là 932 yên.

Từ thời điểm tháng 10/2023, mức lương tối thiểu của tỉnh Hiroshima là 970 yên.

3 Bảng lương

kyūyo meisai-sho

  • Nhận bảng lương và kiểm tra xem có sai sót gì không

  • Lưu giữ bảng lương

 

​Nếu phần lương bị khấu trừ vượt trên mức cần thiết, đừng ngại mà hãy nhờ tư vấn từ ai đó. Bảng lương cho biết bạn được trả bao nhiêu và bị khấu trừ bao nhiêu, từ mục nào. Về mặt pháp luật, công ty chỉ được khấu trừ các khoản theo như thỏa thuận trong hợp đồng của bạn, như phí bảo hiểm, thuế.

 

*Chủ lao động có nghĩa vụ phải cung cấp bản lương ( bằng giấy hoặc xem trên máy tính điện thoại) cho người lao động.

4 Tăng ca

zangyō

  • Nếu có tăng ca, kiểm tra xem đã được trả phần tăng ca chưa?

  • Ghi chép lại số giờ tăng ca

Trường hợp tăng ca, làm đêm hoặc đi làm vào ngày nghỉ, bạn có quyền được nhận trợ cấp thêm lương cho những phần đó. Trợ cấp của làm thêm sẽ được tính với hệ số mỗi giờ nhân thêm từ 1.25 đến 1.75 theo nội dung đã làm thêm.

Pháp luật quy định giờ làm việc thông thường là một ngày 8 tiếng, một tuần 40 tiếng. Nếu chủ lao động yêu cầu bạn làm vượt quá giới hạn này, hoặc yêu cầu bạn làm vào ban đêm, làm vào ngày nghỉ, thì phần đó sẽ được tính thành tăng ca.

5 Nghỉ phép có lương

yūkyū kyūka

  • Nếu làm công việc hiện tại ở công ty liên tục 6 tháng và mức đi làm từ 80% chuyên cần trở lên thì bạn được cấp 10 ngày nghỉ phép có lương.

 

Bạn không nhất thiết phải nói lý do cho công ty khi dùng ngày nghỉ phép đó.
Công ty không có quyền không cho bạn dùng ngày phép nhưng công ty có thể yêu cầu bạn thay đổi ngày phép.

 

Các ngày lễ quốc gia và nghỉ phép có lương sẽ không ảnh hưởng đến lương của bạn. Nhân viên cũng được quyền nghỉ phép liên quan đến gia đình như nghỉ chăm con và nghỉ thai sản. Kiểm tra các quy định việc làm của bạn.

6 Ngày nghỉ

kyūjitsu

  • Kiểm tra lịch làm việc công ty của bạn để biết ngày nghỉ và ngày lễ

Công ty phải cho bạn nghỉ ít nhất một ngày một tuần hoặc tối thiểu bốn ngày nghỉ trong khoảng thời gian bốn tuần.


Ngày nghỉ là ngày mà bạn không có nghĩa vụ phải làm việc. Kiểm tra ngày nghỉ thông qua lịch làm việc hoặc bản Nội quy làm việc của công ty.

7 Nghỉ giải lao

kyūkei

  • Bạn có được nghỉ giải lao trong thời gian làm việc không?

Công ty phải cho bạn nghỉ giải lao 45 phút nếu làm việc từ 6 tiếng trở lên, và nghỉ 1 tiếng nếu làm việc từ 8 tiếng trở lên.


Nghỉ giải lao là thời gian đảm bảo bạn rời khỏi nơi vị trí làm việc và không phải chịu trách nhiệm làm việc. Thời gian giải lao không được trả bù bằng tiền lương.

8 Quấy rối

harasumento

  • Lưu giữ bằng chứng khi bị quấy rối ( ai, khi nào, bị quấy rối như thế nào,..)

Lưu giữ video, âm thanh, tin nhắn chứng minh bị quấy rối. Công ty không được phép đối xử phân biệt chỉ vì bạn đã báo cáo bị quấy rối.


Hành vi quấy rối không chỉ là hành vi thể xác ( như đánh, đấm, sờ chạm) hay công kích bằng lời lẽ, tinh thần ( như ngôn ngữ lăng mạ, uy hiếp, phân biệt đối xử ) mà còn bao gồm cả sự hăm dọa, bắt ép. Khi bị quấy rối, hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ, tư vấn. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo các nguồn tài nguyên đa ngôn ngữ của MHLW về luật Bình đẳng và luật về quấy rối nơi làm, chăm sóc con nhỏ và nghỉ điều dưỡng.

9 Sa thải

kaiko

  • Tự dưng bị sa thải? Yêu cầu văn bản ghi lý do sa thải với công ty.

 

Công ty phải đưa ra thông báo sa thải trước 30 ngày hoặc trả lương 30 ngày. Nếu công ty yêu cầu bạn nghỉ việc nhưng bạn vẫn muốn tiếp tục làm việc thì bạn có quyền tiếp tục làm việc.
 

Sa thải có nghĩa là bạn bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Pháp luật nghiêm cấm việc sa thải với lý do tai nạn lao động, mang thai, sinh con. Bạn có quyền đấu tranh việc sa thải bất hợp  pháp đó.

10 Thôi việc

taishoku

  • Bạn có quyền thôi việc. Công ty không được phép ngăn cản bạn từ chức.

Quy định về thôi việc tùy mỗi công ty sẽ khác nhau, nên hãy xem xét lại hợp đồng, bản Nội quy làm việc của công ty và thủ tục thôi việc của công ty bạn. Nếu điều kiện làm việc thực tế của bạn khác với hợp đồng, hãy trao đổi với tổ chức hỗ trợ. Bạn cũng có quyền nghỉ việc.


"Sau khi thôi việc trong vòng 1 tháng bạn sẽ nhận được, 1. Phiếu bảo hiểm việc làm, 2. Sổ tay hưu trí, 3. Phiếu tổng thu nhập và thuế, ngoài ra nếu bạn chưa tìm được công ty mới, bạn sẽ nhận được, 4. Giấy chứng nhận đã rời việc công ty. *Nếu bị ngăn cản thôi việc hãy nhờ tư vấn. Để biết thêm thông tin, vui lòng tham khảo các nguồn tài nguyên đa ngôn ngữ của bộ lao động phúc lợi MHLW về việc nghỉ việc và bảo hiểm thất nghiệp.​

11 Liên đoàn lao động

rōdō kumiai

  • Tất cả người lao động đều có quyền tham gia và nhận được sự giúp đỡ từ các công đoàn lao động*

 

Công ty không được phép đe dọa, sa thải hoặc đối xử bất công với bạn vì đã tham gia hoặc tư vấn cho công đoàn lao động
 

*Liên đoàn lao động khác với tổ chức giám sát (kyōdō kumiai). Liên đoàn lao động là một tổ chức chỉ dành cho người lao động. Nếu bạn gặp phải các vấn đề tại nơi làm việc bạn có thể liên hệ với Liên đoàn lao động để được tư vấn. → Công đoàn lao động là gì?

Contract
Wages
Payslips
Overtime
Paid Leave
Days Off
Breaks
Harassment
Dismissal
Resignation
Unions
bottom of page